Ghi chú Philípphê_Nguyễn_Kim_Điền

  1. Linh mục Charles de Foucault hiện đã được Giáo hội Công giáo Rôma tuyên phong Chân phước.
  2. Trong nhóm này có những người về sau tham gia chính trường miền Nam Việt Nam: ông Nguyễn Văn Anh, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thụy Sĩ, ông luật sư Đàm Quang Đôn, ông bác sĩ Ngô Quang Hiếu trở thành đại biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Ngoài ra còn có ông Trần Đông Phong, Phật tử, đệ tử một cao tăng tại Huế.
  3. Tính đến năm 2008, Nguyễn Văn Bông đang cư trú tại Úc.
  4. Các hạn chế mà Nguyễn Kim Điền đề cập trong bài phát biểu là: việc thuyên chuyển giáo sĩ nhằm mục đích cử hành lễ, vai trò quan trọng của các nhà thờ Công giáo và vấn đề sắp xếp giờ tham gia sản xuất kinh tế và giờ hành lễ cho giáo dân. Nói về người Công giáo, Nguyễn Kim Điền dẫn chứng rằng người lao động (là giáo dân) khi xin việc làm bị từ chối hoặc gặp khó khăn, nếu muốn hết khó khăn thì phải rời bỏ đạo và họ cảm thấy bị chèn ép và lấn lướt. Ông cũng dẫn chứng rằng trong một phiên họp của Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, một ủy viên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra ý kiến rằng những người Công giáo chỉ được xem là công dân hạng hai.[74]
  5. Phần đầu lời phát biểu, vị tổng giám mục Huế cho rằng vấn đề tôn giáo được nhắc đến hai lần. Lần thứ nhất trong mục “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, ông nói đến việc “đoàn kết các tầng lớp nhân dân”, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Lần thứ hai, trong mục “củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội”, Philípphê Nguyễn Kim Điền cũng đã đề cập đến đoạn viết về chính sách tôn giáo. Ông Điền đề nghị chuyển nội dung này lên phần “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân”.[5]
  6. Mở đầu thư, ông Chì cho biết Uỷ ban có biết có thư phổ biến trong hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo tại thành phố, ghi lại phát biểu của Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền. Ông Chì bày tỏ sự quan ngại về tính xác thực của bản văn cũng như sự đồng thuận của giám mục Điền. Nội dung chính của lá thư, ông Nguyễn Văn Chì phản biện hai luận điểm của ông Nguyễn Kim Điền. Trước hết là vấn đề tự do tôn giáo, ông khẳng định không có mâu thuẫn giữa văn bản và việc thực hành; tuy nhiên ông Chì cũng nêu ra một số thiếu sót cần khắc phục, nguyên nhân do một số cán bộ non kém và còn thành kiến. Ông Nguyễn Văn Chì nêu quan ngại rằng đế quốc lợi dụng thành kiến để kích động chống phá chính quyền mới, đặc biệt trong cộng đồng Thiên Chúa giáo và xác nhận: không cần gì phải giấu diếm là quả có sự phân biệt đối xử và cần có sự phân biệt đối xử với một số người không chịu cải tà quy chính. Về luận điểm thứ hai, ông Chì nêu lên sự tin tưởng với người có tôn giáo, đồng thời lên án luận điểm của tổng giám mục Nguyễn Kim Điền rằng chỉ là đây chỉ là sự lặp lại luận điệu của bọn đế quốc Pháp và Mỹ. Chủ tịch Mặt trận cho rằng ông Điền nhân danh tự do tín ngưỡng để khuyến khích mọi hành động phản cách mạng, mọi hành động xấu xa phi đạo đức và phê bình tổng giám mục Nguyễn Kim Điền đã làm mất phẩm giá của mình cùng đồng đạo.[5]
  7. Nội dung thư, giám mục Điền dùng các giáo luật Công giáo để nhắc nhở và đề nghị linh mục Vịnh xem xét lại cách làm việc của Uỷ ban. Giám mục Điền cho biết Hội đồng Giám mục sẵn sàng họp bất thường để cùng Uỷ ban này thông qua mọi hoạt động cũng như mọi chương trình, dự tính. Ông cũng dành một phần thư để cảnh báo sự ly giáo như tình trạng Uỷ ban Liên lạc Công giáo đã gây ra tại Trung Quốc.[5]
  8. Linh mục Nguyễn Văn Bính đã rời Uỷ ban Công giáo Yêu nước và được Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể giải vạ tuyệt thông.[81]
  9. Hai tiếng chuông này góp phần tạo nên khung cảnh u sầu ở một số khu vực xung quanh Tòa Tổng giám mục Huế. Về phần giáo dân, một số bà lão đến nhà thờ cầu nguyện, giáo dân các gia đình thuộc giáo xứ Phủ Cam tạm dừng hoạt động để tưởng nhớ cố Tổng giám mục.[96]
  10. Ban Tang lễ giáo phận quyết định đưa thi hài cố tổng giám mục từ xe tang giáo phận Huế sang xe tang giáo xứ chính tòa Phủ Cam và đẩy xe tang đi một cách chậm rãi ở các đoạn đường mà giáo dân đã xếp hàng chờ sẵn. Giáo dân hai bên đường thực hiện nhiều cử chỉ, hành vi thể hiện sự xúc động của mình trước linh cữu tổng giám mục Nguyễn Kim Điền.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Philípphê_Nguyễn_Kim_Điền http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/danh-sach-cac-giam... http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/giao-hoi-cong-giao... http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GiaoHoiVN/Ad-L... http://www.simonhoadalat.com/hochoi/giaohoivn/VanK... http://tonggiaophansaigon.com/baiviet-tintuc/20101... http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=... http://www.europarl.europa.eu/document/activities/... http://ttntt.free.fr/archive/MonseigeurNKDIEN4.htm... http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=... http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=...